Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

TOI AC CSVN VA HO CHI MINH PHAN 3

IV
NỀN GIÁO DỤC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA: GIÁO VlÊN BỎ NGHỀ, HỌC SINH ĐI BỤI
Trong xã hội truyền thống VN, giáo sư là người phải được kính trọng hơn cha mẹ Quân, Sư, Phụ; và con em học sinh là tươg lai đất nước. Tuy nhiên, giá trị văn hóa của bậc thầy và giá trị tương lai của tuổi trẻ VN dường như giờ đây đã bị các giá trị văn hoá CS và XHCN đạp đổ. Sự tuyển mộ giáo chức cũng như sự chọn lọc học sinh đều phải tuân theo những tiêu chuẩn chính trị cách mạng và ý thức mác-xít.
Chánh sách trên đã đưa tới hậu quả là trình độ học vấn văn hoá, nói chung, của các giáo sư, giáo viên đã xuống cấp rất thấp, và mức độ năng khiếu của khối học sinh càng xuống thấp hơn, ví sự gạn lọc theo tiêu chuẩn thành phần xã hội.
Trong hoàn cảnh đó, đi đôi với một nền kinh tế ngày càng tê liệt, sĩ số học sinh bỏ học tăng theo nhịp độ lên lớp. Còn giáo sư thì bơ nghề dài dài.
* Thầy giáo, cô giáo sống khốn đốn thiếu trước hụt sau, lương tháng chỉ đủ sống trong một tuần. Học sinh thối chí như thầy. Trường học cũng buồn theo. Đức tính hiếu học truyền thống dừng lại ở cổng trường. Tính chung, đã có trên 70 nghìn giáo viên bỏ dạy, đi làm nghề khác, mong khá hơn.
Cơn khủng hoảng giáo dục thấy rõ nhất trong giới trí thức vì đồng lương quá thấp, mỗi tháng chỉ đủ để mua 25 tô phở.
Thầy giáo lĩnh lương ba đồng;
Làm sao sống nổi mà không đi thồ.
Có thầy phải đạp xích lô;
Làm sao xây dựng tiền đồ (học sinh) Việt Nam?
Cô giáo phải bán bia ôm;
Ôm phải học trò ăn nói sao đây?
Có những giáo viên không làm những việc phụ nói trên, nhưng cũng xoay xở làm thêm những việc khác để đủ sống, như: bán bánh kẹo cho học sinh, bán vế số, bán thuốc điếu, giữ xe đạp, đi may mướn, bán cà phê, nước ngọt;
Theo nhận xét của người trong nước thì tinh trạng giáo chức đang tan ra từng mảnh. Mặc dù lương tháng chỉ bằng 25 tô phở, nhưng nhà nướcc cũng không trả đủ. Tại 19 tỉnh miền Nam, Nha Nước thiếu lương giáo chức tới 17 tỉ đồng;
* Trong khi các nước tân tiến dành 7 tới 10% tổng sản lượng quốc gia cho giáo dục thì VN chỉ dành 2.8% (1988). Giới quan sát còn nói thêm rằng nạn tham nhũng cũng đóng góp vào sự suy sụp của nền giáo dục.
Tuy nói là trường công lập, nhưng con em học sinh cũng vẫn phải đóng góp mỗi tháng vào cơ sở trường và lương giáo chức:
Học sinh các lớp 4, 5 và 6: đóng 1.5 kí gạo mỗi tháng
Học sinh Cấp Hai: đóng 2 ki gạo mỗi tháng
Học sinh Cấp Ba: đóng 3 ki gạo mỗi tháng
Học sinh mẫu giáo: đóng tiền
Nhiều học sinh phải bỏ học vì không có gạo để đóng.
* Trình độ lãnh đạo giáo dục khác hẵn trước năm 75. Một thí dụ:
Theo như mọi người biết thì Viện Trường Đại Học Cần Thơ, một đảng viên cs từ thập niên 40, chưa học hết chương trình tiểu học;
* Hơn 80% các hiệu trưởng các trường kỹ thuật cấp tỉnh đều là những người bộ đội giải ngũ, mà. tài năng duy nhất là. "sự cuồng tín";
* Những nhà lãnh đạo nầy điều khiển học đường bằng kỷ luật sắt;
* Thành phần giáo chức gồm đa số đảng viên tự coi là những nhà truyên giáo của đảng. Đa số xuất thân từ những gia đình công nhân hoặc nông dân được đào tạo cấp tốc trong những lớp học tối;
* Trong ngành giáo dục huấn nghiệp, ưu tiên được dành cho các nghề thực dụng, thiên về tay chân mà bỏ rơi ngành khoa học căn bản và những ngành khoa học lý thuyết;
* Tại Sài Gòn có lối 50 nghìn con em từ 6 tớ 14 tuổi chưa bao giờ tới trường (thất học).
* Nói chung, trên 20% trẻ em chưa biết đọc biết viết;
* Trên 30% trẻ em hầu hết ở nông thôn bỏ học ở cấp tiểu học. Khi chế độ khoán sản được thi hành ở nông thôn (80 - 82) học sinh tiểu học bỏ học để ra đồng làm việc. Khi buôn bán được cởi mở ở đô thị, học sinh đại học và trung học cũng bỏ trường rất nhiều (88 - 89). Hai hiện tượng này giải thích tại sao trong lúc dân số gia tăng thì số người đi học lại giảm;
* Số trường đào tạo công nhân kỹ thuật giảm từ 360 trường vào năm 1982 xuống còn 275 trong năm 1987. Số sinh viên từ 245 nghìn vào năm 1980 xuống còn 120 nghìn năm 1987. Lý do: Chương trình học không phù hợp với các cơ hội kinh tế; học vấn và kỹ năng chuyên môn học được không đáp ứng nhu cầu lợi tức và mức sống cá nhân;
* Tỷ lệ ghi tên và tỷ lệ bỏ học: 80 - 85% trẻ em từ 6 tới 10 tuổi ghi tên đi học (15% mù chữ). Trong số nầy, 40% bỏ học trước khi lên lớp 5.
* Số còn lại học hết tiểu học. Lên đến trung học thì 50% số nầy bỏ học trước khi lên Cấp Hai.
Đến đây, chúng ta thấy rõ tại sao báo chí CS báo động là hiện tượng mãi dâm và du đãng tại Sài Gòn gia tăng dữ dội... Băng đảng hoành hành ở bất cứ chổ nào trong thành phố... Hầu hết các tên cướp trẻ đều xuất thân từ những gia đình giàu có, khá giả, con cán bộ... Tại trung tâm Sài Gòn nạn trộm cướp diễn ra gần như công khai...
- Không phải chỉ bởi những trẻ em thất học, mà cũng còn bơỉ những thanh thiếu niên bỏ học, đi bụi, đi băng đảng.
Những tình trạng và hiện tượng nêu ra ở trên về nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa cho thấy rằng nền giáo dục VN đang tuột dốc một cách vô cùng nguy hiểm. Giáo sư, giáo viên giải nghệ, sinh vien học sinh bỏ học với mục đích chung là để tìm đường sống, dù sống bằng cách nào. Từ quyết định đó, họ đi vào một trong hai con đường: con đường làm ăn lương thiện, hoặc con đường kiếm tiền chớp nhoáng đâm đạp, chụp giựt đa số là phải chọn con đường nầy, tức là con đường băng hoại sụp đổ của xã hội VN, một con đường mà nhu cầu mưu sinh sống còn bắt buộc một số đông người phải đi.
Cả xã hội lẫn giáo dục đang sụp đổ. Nhiệm vụ khẩn thiết của người Việt còn tha thiết cứu nước cứu nòi là phải phục hồi ngay những giá trị tinh thần và những truyền thống văn hóa đạo nghĩa của xã hội VN, để lấy những giá trị và truyền thống nầy làm nồn móng cho công cuộc xây dựng lại gia đình, xã hội, dân trí và kinh tế của dân tộc. Đó là mục tiêu tiên yếu của nền giáo dục công dân VN trong thời hậu CS.
NHỮNG THẢM BẠI CỦA SÁCH LƯỢC ĐỐl NGOẠI VIỆT NAM CỘNG SẢN
Giống như những chế độ bắt đầu sụp đổ, chế độ CSVN đã từ mấy năm nay lâm vào điều có thể được gọi là khủng hoảng niềm tin (crisis of confidence). Trong cuộc khủng hoảng nầy cái phạm vi thân tín trong nội bộ thiểu số lãnh đạo chính quyền ngày càng thu hẹp lại. Nói một cách khác, những nhà lãnh đạo đó càng ngày càng thêm nghi ngờ càng nhiều người trong các cơ quan, các bộ, trong quân đội, v.v..
Trên đây là lý do khiến CSVN không dám phản ứng chống trả Trung Cộng khi họ chiếm các hòn đảo có mỏ dầu và khí đốt trên quần đảo Tây Sa và Trường Sa, và khi quân Trung Cộng tràn vào lãnh thổ dời mốc biên giới vào bên trong lãnh thổ VN. Vì CSVN không dám tin quân đội và hải quân của họ.
Bị cô thế sau khi các chế độ cộng sản Đông Âu sụp đổ, CSVN hoảng sợ, bám vào bất cứ vật gì họ vớ được để khỏi chết đuối. Họ đã bám vào đồng chí đại ca Trung Cộng. Ngày nay họ đang lâm vào cảnh gái ngồi phải cọc. Đã suy tôn; rồi chửi bới, mạt sát thậm tệ; bây giờ lại ca tụng suy tôn trở lại. Há miệng mắc quai, họ đành nín chịu, và bắt dân tộc VN phải chịu nhục mất nước, mất đảo.
Trước sự suy nhược ý chí và sự tê liệt quân sự quốc phòng của CSVN, bất cứ nưóc láng giềng nào cũng thấy dễ dàng đặt lại vấn đề biên giới, và giành đất, giành đảo. Theo chân Trung Cộng là Cao Miên. Mới đây, tất cả bốn phe liên hiệp tại nướcc nầy đều tán thành sáng kiến của Khmer Đỏ đồi đuổi người Việt định cư tại Cao Miên và trên Đảo Thọ Chu (gần Vịnh Thái Lan) về nước, và xác định lại biên giới Việt Miên, có nơi họ nói là đã lấn thêm vào lãnh thổ Cao Miên tới 50 cây số. Chưa chi CSVN đã đồng ý sẽ cứu xét. Với cái thế yếu hèn của chánh sách đối ngoại hiện nay của CSVN, chắc sẽ còn một vài nước láng giềng khác sẽ duồng gió bẻ măng, !ên tiếng đòi sự thay đổi hải phận hoặc biên giới. Nghe chừng như tổ chức Thượng Miên Trung và Miên Bắc đã bắt đầu lên tiếng đặt vấn đề tự trị với nhà cầm quyền CSVN.
Sau khi giành được chính quyền tại Miền Nam, và vì không có đủ hiểu biết về chính trị, ngoại giao, và trong cơn say chiến thắng, CSVN đã lên cường điệu đòi Hoa Kỳ bồi thường chiến tranh. Thái độ hống hách nầy đã được Hoa Kỳ trả lời thích đáng và đưa tới hậu quả là nền kinh tế tài chánh của CSVN giống như một cái xác không có xương sống. Nhân dân VN trong hơn 17 năm nay phải gánh chịu hậu quả nầy, chứ không phải giới lãnh đạo CSVN.
* Không những không trả món tiền mà CSVN gọi là "tiền bồi thường chiến tranh", mà trái lại, Hoa Kỳ còn thi hành lệnh cấm vận đối vơí CSVN, khiến cho nền kinh tế VN ngày càng khốn dốn vì không có ngoại tệ làm tiêu chuẩn đổi chác quốc tế: Đồng Mỹ Kim. Lý do khiến Hoa Kỳ phát động các cuộc chiến tranh kinh tế tài chánh ngay sau khi miền Nam thất thủ chính là chế độ Cộng Sản độc tài phản dân chủ, phản nhân quyền, đàn áp tôn giáo và nhân dân, chà đạp nhân phẩm. Bang giao và mậu dịch với CSVN có nghĩa là giúp củng cố và tăng cường rnột chế độ cộng sản nằm ngay bên cạnh một khổng lồ cộng sản đó là Trung Cộng; và xa hơn nữa là Bắc Hàn; bên nầy đất liền là Thái Cộng; còn bên kia biển Đông là Phi Cộng.
* Gần đây, Trung Cộng đã ngang nhiên coi quần đảo Trưòng Sa là lãnh thổ của mình và đơn phương ký hợp đồng thăm dò mỏ dầu hỏa và khí đốt tại Quầnn Đảo Tây Sa (mà sử sách VN gọi là Trường Sa) với Công Ty Crestone, Hoa Kỳ, hồi tháng 6, 1992. Trường Sa (Spratly Islands) và Hoàng Sa (Paracels Islands) là hai quần đảo thuộc chủ quyền VN. Hai quần đảo nầy đã được ghi chép trong lịch sử VN như là lãnh thổ chính thức của VN từ 1833, nhưng đã được phát hiện từ thế kỷ 15. Ngày 14 tháng 9, 1958, thủ tướng VNDCCH, Phạm Văn Đồng ký văn thư công nhận hai quần đảo nầy thuộc hải phận Trung Hoa. Hồi đó, chính phủ CSVN không phải là chính phủ của toàn lãnh thổ VN. Do đó, hành động của CS Bắc Việt không có giá trị pháp lý.
Vì món nợ võ khí, cố vấn, huấn luyện, xương máu lính Trung Cộng; vì quyết chiến thắng để thống trị nhân dân VN dưới chế độ CS độc tài chuyên chế để đưa nhân dân VN vào địa ngục trần gian ngày nay, nên CSVN, từ 1958, đã đem giao hai quần đảo đó cho Trung Cộng để trừ nợ.
* Hồi muà hè 1992, theo đài BBC, một số các nhà đầu tư Anh đã quyết định rút ra số vốn bỏ vào đầu tư tại VN là 7,5 tỷ Mỹ Kim. Lý do dĩ nhiên là VN không có hoà bình thật sự, tức là không có ổn định chính trị thực sự, một nền kinh tế khập khểng, tài chánh không có vàng và ngoại tệ bảo đảm, v.v.
* Sách lược đố ngoại CSVN đang nếm một mùi thất bại ngoại giao thê thảm khác. Giới quan sát chưa thấy CSVN có một hành động nào trước quyết định của Đại biểu LHQ dẫn độ, trả về VN những Việt Kiều nào bị ngưòi Miên và chính phủ Miên phát giác đem nạp cho LHQ.
Chiến dịch "cáp duồng" đã được phát động. Lãnh tụ Khmer Đỏ Khiêu Samphang nói rằng "Hà Nội đã mang vao lãnh thổ Khmer hơn hai triệu dân với ý đồ đồng hóa dân Khmer."
Hồi năm 1970, chính quyền Lon Nol đã ra lệnh tàn sát người Việt ở tại 4 tỉnh và vùng Biển Hồ. Xác người Việt bị giết trôi đầy trên sông Mekong. Hiện nay, Việt Kiều tại Cao Miên nói rằng họ rất sợ người Khmer thuộc các phe nhóm (bốn phe) sẽ tàn sát họ vì kỳ thị chủng tộc. Họ lên tiếng oán trách là "Hà Nội đã mang con bỏ chợ." Đây rõ ràng thêm một bằng chứng về sự bất lực và thảm bại của sách lược đối ngoại của CSVN. Riêng sự thất bại này sẽ đưa lại những "Killing fields" khác nữa trên lãnh thổ Khmer, mà nạn nhân lần này là hàng trăm nghìn đồng bào ta.
Giải pháp duy nhất để VN thoát khỏi cuộc khủng hoảng cực độ về kinh tế, tài chánh, kỹ thuật, ngoại giao, xã hội hiện nay là quyết định thiết lập bang giao giữa Hoa Kỳ và CSVN. Tuy nhiên, nan đề đối với Hoa Kỳ là nếu không bang giao thì nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục chìm sâu dưới vực thẳm kinh tế, đói rách khốn khổ. Nhưng nếu bang giao thì chế độ độc CSVN sẽ tồn tại, sẽ phát triển trở lại, và sẽ bắt đầu chi phối và lãnh đạo các đảng cộng sản ở Lào, Miên, Thái, Mã, Phi v.v... Đó là hậu họa dành cho Hoa Kỳ. Chỉ có một đường lối để đem dân tộc VN ra khỏi hoàn cảnh bi thảm, cái vòng luẩn quẩn hiện nay là dẹp bỏ chế độ CSVN, bằng cách này hay cách khác, và trong một kỳ hạn sớm nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét