Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

CHO SAN VIET CONG VA HO CHI MINH: 55 NAM TAN PHA QUE HUONG DAN TOC

35 Năm Quốc Hận: Tâm Tình Tháng Tư Đen PHẠM THANH PHƯƠNG . Việt Báo Chủ Nhật, 4/18/2010, 12:00:00 AM
35 Năm Quốc Hận: Tâm Tình Tháng Tư Đen - Phạm thanh Phương
Ba Mươi Tháng Tư, một ngày tang chung của dân tộc Việt, mặc dù thời gian đã trôi qua 35 năm tưởng chừng như một giấc mộng và sẽ phải mờ nhạt để chôn vùi theo thời gian. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực trạng của đất nước, tất cả những tang thương đó lại trở về một cách đậm nét hơn, trộn lẫn với thực tại, để lòng người nơi viễn xứ thêm trăn trở, ưu tư và càng thấm thía hơn với cuộc đời lữ thứ. Chính vì thế, tưởng niệm ngày 30-4 không hẳn chỉ đơn thuần là một cái tang chung trong quá khứ, mà còn là một sự nhắc nhở nỗi uất ức, hờn căm của hiện tại, để làm hành trang đi tìm một con đường rửa hờn cho dân tộc và rửa nhục non sông.
Trong những ngày cuối tháng tư, bầu trời dường như u ám hẳn ra như một niềm giao cảm của trời đất để chứng tỏ "Cảnh cũng biết chiều lòng người", những tấm lòng còn nặng tình với quê hương, dân tộc... Cũng vào trong những ngày cuối tháng Tư, ký ức đã trỗi dậy để những hình ảnh xưa cũ lại hiện về một cáct tất rõ rệt như một cuốn phim tài liệu với những tang thương, mất mát của một khúc quanh đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Những tiếng đạn pháo kích 122 ly, 130 ly tràn ngập thành phố, hoà lẫn với tiếng nghẹn ngào gọi nhau trong máu lửa... Máu, lửa, đạn, mìn lan tràn trên khắp nẻo quê hương, không gian như ngừng thở, những giọi nước mắt nghẹn ngào tiễn đưa một chế độ tự do, dân chủ trong giờ phút cuối cùng. Mọi người nhìn nhau ngơ ngác, ưu tư, sợ sệt, bên cạnh những nụ cười nham nhở của bầy dã thú đang say xưa trên những đống thịt vụn còn vương đọng máu tươi của dân lành vô tội...
Tất cả đã đến một cách quá bất ngờ, ngỡ ngàng tưởng chừng như là một huyền thoại, người người băn khoăn nhìn nhau tự hỏi, chúng ta bị mất thật rồi sao? Không thể nào! Không thể nào! Nhưng cuối cùng sự thật vẫn là sự thật. Một sự thật phũ phàng mà tất cả đều phải chấp nhận từ giã những gì thân thương nhất của đời người với những chữ tự do, dân chủ và tình yêu nhân bản, để lầm lũi dắt díu nhau đi vào ngưỡng cửa địa ngục trần gian mà CSVN đang mở rộng... Cũng ngay trong lúc ấy, những phét lác lừa bịp, dồn dập phơi bày một cách trơ trẽn, rõ rệt trên những khuôn mặt lạnh lùng sắt máu. Cuộc sống ấm no của người dân miền Nam đã thực sự được thay thế bằng những đói rách lọc lừa bên củ khoai, củ sắn... Khốn khổ, sợ sệt, thanh trừng, cướp bóc, trả thù, đã đưa người dân miền Nam đi từ hốt hoảng, sợ hãi đến kinh tởm... Lúc này tất cả mọi người đều biết rằng, chẳng còn con đường nào tốt hơn là tìm cách ra đi. Từ đó, phong trào vượt biên bắt đầu khởi sự và tự điển thế giới đã vinh dự thêm được hai chữ "Thuyền nhân", hai chữ thân thương được kết tinh bằng sự chia ly mang đầy máu và nước mắt của cuộc đời.
Người ta thường nói "Cây có cội, nước có nguồn", thực sự không ai muốn rời bỏ quê hương mình, nơi đã chứa dựng biết bao nhiêu dấu ấn của tình tự quê hương, nơi đã chứa đựng biết bao nhiêu xương máu của dân tộc với dòng lịch sử oai hùng dựng nước và giữ nước. Không ai muốn bỏ lại gia đình, bạn bè, làng xóm, mồ mả tổ tiên và tất cả những gì thân thương nhất trong cuộc đời. Khi bước chân ra đi, tất cả đều hiểu chắc chắn sẽ phải đối diện với bao nhiêu nghịch cảnh, nghiệt ngã tang thương như đói khát, cướp bóc, hãm hiếp và kể cả lưỡi hái của tử thần đang sẵn sàng chờ đón. Tuy vậy, vì không có gì qúy hơn hai chữ "tự do", nên đành phải chấp nhận "Cũng liều nhắm mắt đưa chân, để xem con tạo xoay vần đến đâu". Cũng trong thời ấy, một câu nói được truyền tụng trong dân gian như một câu kinh nhật tụng hay một lời tâm niệm "Một là con nuôi má, hai là má nuôi con, ba là con nuôi cá"... Đúng vậy, cả ba trường hợp trên đều được ứng nghiệm, có những người bị bắt tập trung trong hững trại tù với mỹ danh "cải tạo", có những con thuyền đã vĩnh viễn đi sâu vào lòng đại dương và cũng có những con thuyền lang thang mấy tháng trời trên biển cả, đói khát quằn quại và cuối cùng cũng may mắn cập bến tự do... Bao nhiêu tang thương chồng chất, con mất cha, vợ mất chồng, anh em mất nhau ,v,v.
Giờ đây, tất cả đã qua đi như một cơn ác mộng, còn lại chăng là những kỷ niệm như những vết thương loang lổ hằn sâu trong tâm hồn người lạc xứ, không biết bao giờ mới có thể lành lại... Chính vì vậy những người ly hương với danh nghĩa "Tỵ Nạn Cộng Sản" luôn hun đúc tình yêu nhân bản, quyết tâm tìm ngày trở về xây dựng lại quê hương, chia xẻ với quê hương và dân tộc tất cả những tự do, dân chủ và nhân quyền đúng nghĩa của nó đã gặt hái trên những mảnh đất "tạm dung". Cũng vì thế các phong trào đấu tranh tại hải ngoại vẫn tiếp tục không ngừng nghỉ từ 35 năm qua, mặc dù Việt cộng và Việt gian cũng đã nỗ lực rất nhiều trong sự xâm nhập đánh phá. Sự đấu tranh chống chế độ tàn bạo phi nhân của người Việt tỵ nạn tại hải ngoại không phải vì những hận thù của quá khứ như CSVN tuyên truyền, mà tất cả chỉ là của hiện tại. Một hiện tại khắc nghiệt, khốn cùng, phi nhân mà CSVN đang đè nặng trên đầu dân tộc... Đất nước mỗi ngày một tang thương hơn, uất nhục hơn. chủ quyền quốc gia đã và đang bị xâm phạm một cách trần trọng, đất biển bị mất, dân tộc lầm than, khủng bố, trù dập vẫn tiếp tục lan tràn trên khắp nẻo giang sơn. Trong khi đó, các phong trào đấu tranh trong và ngoài nước tuy bộc phát mạnh, nhưng cũng gặp nhiều trở ngại vì những thủ đoạn hèn mạt của CSVN và bè lũ tay sai nhiễu loạn. Trong nước, công cuộc đấu tranh cũng chưa kết hợp được sức mạnh hầu có thể tạo được phong trào thức ngộ lòng dân. Riêng tại hải ngoại thì Việt cộng, Việt gian cũng gia tăng xâm nhập lũng loạn dưới mọi hình thức. Tất cả như một chiến dịch, mong giảm thiểu đến triệt tiêu niềm tin nơi cộng đồng người Việt tỵ nạn. Một khi niềm tin đã hoàn toàn tàn lụi, lúc ấy sẽ biết cộng đồng tỵ nạn CS trở thành thần dân của chế độ phi nhân CSVN, để CSVN và bè lữ tay sai có thể thong dong kiện toàn "sự nghiệp" buôn dân, bán nước từ tên tội đồ Hồ Chí Minh để lại.
Trải qua 35 năm, những nỗ lực đấu tranh đã có chút thành tựu, những tiếng nói của lương tri mỗi ngày một cất cao như những tiếng vọng của tình yêu đã và đang trải dài trên khắp nẻo đường đất nước. Những hình ảnh tiêu biểu như Lm Nguyễn văn Lý, HT Thích Quảng Độ,v,v, đã và đang tiến bước trong niền tin và hy vọng của một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Ngoài ra những sự kiện mang tính rộng lớn hơn như Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm... cũng đã xuất hiện như một ánh sáng của niềm tin mặc dù kết quả chưa ai có thể nhìn thấy, nhưng chắc chắn những ánh sáng ấy không bao giờ có thể tàn lụi, mà ngược lại sẽ tiếp tục bùng lên cho đến khi thực sự tự do, dân chủ và nhân quyền được trở về để đưa chế độ phi nhân CSVN vào hố sâu đen tối của lịch sử.
Dựa trên những thành quả đấu tranh của đồng hương trên khắp thế giới, hy vọng ngày biểu tình chống cộng sản nhân dịp 35 năm Ngày Quốc Hận do Cộng Đồng NVTD tổ chức vào Chủ Nhật 2 /5 năm nay, số người tham dự sẽ đông hơn, khí thế hào hùng hơn mọi năm, hầu tạo được nền tảng vững chắc hơn cho những bước tiến trong tương lai trên con đường đấu tranh giành lại tự do, dân chủ, nhân quyền và bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, biên cương.
PHẠM THANH PHƯƠNG

35 năm nhìn lại con người Việt Nam
Mẹ tôi đã ngoài 90 tuổi. Ở cái tuổi gần đất xa trời, giống như tất cả mọi người, trí nhớ của me tôi rất kém. Dẫu quên rất nhiều nhưng chỉ có 3 điều mà cụ bà đã kể cho tôi cách đây 40 năm vẫn còn như in trong óc cụ. Mới cách đây một tuần sự lập lại ba câu chuyện nọ cho tôi nghe là một chỉ dấu cho thấy ảnh hưởng của nó trong cuộc đời cụ sâu đậm đến nỗi thời gian vẫn chưa xóa nhòa được trong tâm người. Trong ngày tưởng niệm 35 năm Quốc Hận 30/4/2010 năm nay, trước biết bao đổi thay về xã hội lẫn con người VN thời nay, ba câu chuyện mẹ vừa kể đã giúp tôi mường tượng được phần nào bức tranh xã hội VN và con người VN thời trước để suy ngẫm về nguyên nhân nào đã dẫn đến sự thoái hóa của xã hội và con người VN thời nay, về chính sách 100 năm trồng người của Hồ Chí Minh và những hậu qủa của nó trên quê hương VN.
Câu chuyện đầu tiên nói về nạn đói năm Ất Dậu đưa đến hơn triệu cái chết. Tại làng mẹ tôi, sáng nào cũng có ít nhất hai chiếc xe thổ mộ đi nhặt xác người chết đói dọc đường. Mẹ tôi không bao giờ quên được hình ảnh một bà mẹ sáng nào cũng nấu sẵn một nồi cháo trắng để múc cho những người đói khát đi ngang qua nhà bà. Đoàn người tuần tự xếp hàng, không giành giật, không cãi vã, nối đuôi nhau kiên nhẫn chờ tới phiên mình để nhận được một muôi cháo trắng. Và điểm đặc thù của dân làng này là cho dù cả làng đang ở trong tình trạng đói khát, nhưng dân làng không nỡ quay mặt làm ngơ trước những trẻ thơ nằm lả trên vỉa hè bên cạnh xác mẹ cha vừa mới chết vì đói.
Câu chuyện trên cho tôi nhìn thấy một điều là, dẫu dân làng đang ở trong hoàn cảnh đói khát sống qua ngày nhưng trái tim nhân bản của người dân Việt thời đó vẫn còn đầy, còn biết động lòng thương người nên mới nhịn chút phần ăn của mình để cứu vớt các em bé vừa mồ côi đang hấp hối dọc đường. Giờ đây, trong bối cảnh xa hoa phù phiếm của xã hội VN thời nay, lại xảy ra hiện tượng những con người VN đi lùng các trẻ mồ côi sống lây lất đầu đường xó chợ đem về làm “con nuôi”. Họ nhẫn tâm bẻ tay chân hay đâm mù mắt các em rồi bắt các em đi ăn mày đem tiền về nuôi họ sống trên sự tàn phế về xác thân lẫn tương lai đời các em! Đó là còn chưa kể tới những dịch vụ ăn mày mà trong đó những người mẹ ăn mày chuyên nghiệp tìm mướn những trẻ thơ con nhà nghèo, thản nhiên đày đọa các em trong mưa gió để khơi dậy lòng trắc ẩn du khách qua đường hầu xin được nhiều tiền. Đã có những bé bị chết vì sưng phổi sau vài ngày bị “mẹ hờ” địu trên lưng dầm mưa dãi nắng. Trẻ nào may mắn sống sót khi lớn lên nếu hên hơn thì sẽ tìm được công ăn việc làm nơi các hãng xưởng. Đa số thường bị các chủ nhân ông bóc lột sức lao động, hành hạ như nô lệ trước sự im lặng đồng lõa cuả nhà nước Cộng sản Việt Nam . Tuy nhiên thân phận những trẻ nói trên còn tốt số hơn những em khác bị các dịch vụ buôn người đem các em đi bán làm nô lệ tình dục nơi xứ người. Những hiện tượng dùng trẻ thơ như một phương tiện làm giàu phải chăng là kết qủa của chính sách 100 năm trồng người của Hồ Chí Minh mà qua đó nền giáo dục Xã hội Chủ nghiã Việt Nam đã hủy diệt lần mòn những mầm thiện và tình bác ái trong con người VN?
Câu chuyện thứ hai liên quan đến cung cách sống của người dân nghèo dưới thời bị trị hà khắc của thực dân Pháp. Có những người dân trong làng nghèo đến độ cả gia đình đều phải đóng khố chuối và chỉ mua được một chiếc quần để dành cho cả gia đình dùng chung khi có ai cần ra tỉnh hay lên huyện. Cho dù nghèo đến mấy đi chăng nữa nhưng lại ít xảy ra cảnh cha mẹ bán con, hoặc con gái tự bán mình để đổi lấy vật chất xa hoa phù phiếm.
Phong cách con người VN thời chưa bị Cộng sản nhuộm đỏ như thế đó. Dẫu sống trong hoàn cảnh túng quẫn thiếu vải che thân như “Trần Minh khố chuối”, nhưng dân làng vẫn cố “giấy rách phải giữ lấy lề”. Thời nay, những từ như “ tư cách, tự trọng” có lẽ ngày càng trở nên xa lạ nơi thiên đường Xã hội Chủ nghiã VN đày rãy những lừa lọc, bon chen đua đòi hưởng thụ vật chất. Hiện tượng hàng trăm cô dâu VN đứng trần như nhộng để cho đàn ông ngoại quốc sờ ngắm mua về vừa làm vợ và con ở đã trở thành chuyện bình thường. Sau khi sài thử nếu không vừa ý thì khách được quyền đổi lấy cô khác. Món hàng phụ nữ Việt qủa rẻ mạt và thua xa giá trị của cái tủ lạnh bán ngoài cửa hàng mà người mua dù không thích cũng không được quyền trả lại sau khi đã dùng nó. Khi phụ nữ VN thời nay chấp nhận làm món hàng đem rao bán, khi người chồng coi chuyện chở vợ mình đi làm nghề bia ôm, cũng như khi các nữ sinh, sinh viên hành nghề gái gọi v.v… thì hẳn nhiên đạo đức sẽ không còn chỗ đứng để nhường bước cho sự xa đọa đang đẩy xã hội VN ngày càng chìm sâu dưới vực thẳm tội lỗi.
Câu chuyện thứ ba là câu chuyện duy nhất mỗi lần kể lại giọng mẹ tôi run lên vì xúc động: Khi cuộc chiến giữa Pháp và các đảng phái quốc gia diễn ra ác liệt ở Hà thành, bố mẹ tôi đã trốn về quê lánh nạn và tạm trú ở nhà một đứa cháu trai. Trong suốt thời gian ở đó, ban ngày cậu ta uống rượu say mèm chờ mỗi khi chiều xuống thì sách mã tấu ra khỏi nhà và chỉ trở về lúc trời tờ mờ sáng. Thấy hành động quái dị của đứa cháu kéo dài liên tục cả tháng, ba tôi thắc mắc gạn hỏi mãi nhưng cậu ta vẫn không chịu mở miệng. Cho tới một hôm có lẽ vì men say nên đứa cháu mới khóc tiết lộ cho biết là bọn Việt Minh (tiền thân của đảng Cộng sản Việt Nam) đã ra lệnh cho cậu ta nếu muốn cha mẹ vợ con sống, thì khi màn đêm xuống phải đem những đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng ra giữa dòng sông chém đầu rồi vứt xác xuống sông để phi tang. Mỗi đêm ít nhất có khoảng một chục đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị hành quyết trên dòng sông. Và đó là lý do tại sao tên “đao phủ bất đắc dĩ” phải uống rượu cho say mèm trước khi đi . Đứa cháu nói với ba tôi rằng bọn Việt Minh rất tàn ác dã man không thể ở được với bọn chúng. Ba mẹ tôi nên tìm đường trốn vào Nam. Đứa cháu không trốn được vì sợ Việt Minh chặt đầu cả gia đình. Chỉ nội trong vòng một tháng kể từ ngày được cháu tiết lộ bí mật về tội ác tầy trời của Cộng sản Việt Nam (CSVN), bố mẹ tôi đã lấy quyết định “bỏ của chạy lấy người” di cư vào Nam năm 1954, bỏ lại sau lưng tài sản, quê hương và hình ảnh những cuộc đấu tố cải cách ruộng đất hãi hùng đã xảy ra cho người quen của mình …
Câu chuyện trên vẫn chỉ là một trong hàng nghìn bằng chứng khác xác nhận sự thật lịch sử tội ác CSVN, lột trần bản chất gian xảo thâm độc của những con người ác đã tiêu diệt hầu hết các đảng phái quốc gia đã từng là đồng minh của họ, cũng như dân tộc VN sẽ không bao giờ tha thứ tội ác tầy trời của Hồ Chí Minh đã nhẫn tâm bán đứng nhà ái quốc Phan Bội Châu cho Pháp để cướp công kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi lương tâm không có chỗ đứng trong con tim lãnh đạo CSVN, những hành động bán nước buôn dân để thủ lợi tất không tránh khỏi. Đất đai, hải đảo của tổ tiên, Ải Nam Quan – niềm hãnh diện của lịch sử Tiên Rồng – lãnh đạo CSVN còn dám đem dâng cho Tầu cộng để trả ơn cho đàn anh đã giúp họ có được ngày 30/4/75 thì xá gì mạng dân đối với họ chỉ là một món hàng nô lệ béo bở tha hồ khai thác làm giàu trên sự khổ đau nhục nhã của dân tộc. Một quốc gia được điều hành bởi những kẻ lãnh đạo gian ác sẽ là môi trường lý tưởng cho sự phát triển ác tính trong con người dẫn đến bao thảm nạn cho quê hương dân tộc.
35 năm! Một phần ba đoạn đường “100 năm Trồng Người” của Hồ Chí Minh! CSVN đã trồng được những con người nào trên quê hương VN? Chỉ cần nghe ngôn ngữ thời nay là hiểu ngay thực tại đất nước và đạo đức con người VN thời nay đang đi về đâu: Nhìn đểu, khóc đểu, hàng đểu, đá đểu, yêu đểu, chơi đểu, xin đểu, bằng đểu, rượu đểu, người đểu, nhà trường đểu v.v… Và khi những từ như “Nhà cầm quyền đểu, nhà nước đểu, lãnh đạo đểu, dân chủ đểu…” đã trở thành câu chuyện đầu môi lưu truyền trong dân gian thì lời nhận xét đất nước VN đang ở trong thời kỳ Đồ Đểu qủa thật không ngoa chút nào ! Ôi! Nghe qua ngậm ngùi cay đắng làm sao!!
Trong ngày tưởng niệm 35 năm Quốc Hận 30/4/2010 năm nay, nhìn lại đất nước và con người Việt Nam đang ngụp lặn trong thế giới Đồ Đểu với thòng lọng Trung Cộng ngày càng “xiết đểu” họng dân tộc, là con dân nước Việt tất phải đau lòng uất hận. Muốn chấm dứt nền “dân chủ đểu” thì “lãnh đạo đểu” phải ra đi. Những nỗ lực đấu tranh theo kiểu hòa giải hòa hợp với “chế độ đểu” cũng vẫn chỉ là “đấu tranh đểu” mà thôi. Trong cuộc chiến chống lại cái ác ngày càng lan rộng trên quê hương VN, vũ khí duy nhất để chiến thắng cái ác là vung gươm trí tuệ nhân bản và hành động thánh thiện làm gương mở đường cho lương tâm và lòng nhân ái bừng tỉnh trong con mỗi con người VN. Khi nào người biết thương người thì những dòng nước mắt nhục nhằn khổ đau sẽ ngưng chảy trên những tuổi đời bất hạnh VN. Thời kỳ Đồ Đểu rồi sẽ qua nhanh nhường bước cho thời đại hoàng kim ấm áp tình người và niềm tự hào dân tộc.
Adelaide 27/4/2010
Nam Dao

VI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét